Thursday, August 19, 2010

Có một người tên V. Huy


Đổ Duy Ngọc 2010/08/16
 
Hắn tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy, vốn là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn. Bố hắn là giáo sư tiến sĩ, từng chữa bệnh cho Cụ Hồ. Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong triều vua gì đó của nhà Nguyễn. Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về nước tham gia đánh giặc. Lí lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa cộng sản, không chê vào đâu được. Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là bằng thật. Thế mà hắn lại xổ toẹt cái lí lịch đó, đái lên cái truyền thống đẹp như mơ đó. Hắn không bao giờ chịu thổ lộ cái tên trong khai sinh cho bất kì ai, và luôn luôn tự xưng tên tôi là V. Huy, cắt đứt mọi liên hệ với cái gia đình danh giá. Cũng chẳng biết tại sao. Và mọi người cũng không rảnh thì giờ để điều tra chuyện đó.

Tôi gặp hắn lần đầu trong quán cà phê. Quen qua quen lại mà thành thân gần tám năm nay. Hắn là một thằng có cá tính. Mà lại là cá tính quái dị. Tôi cũng vốn là một người quái đản - theo mọi người chung quanh bảo thế - nên khi gặp hắn là thành thân ngay, đi đâu cũng có nhau. Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã mà.

Hắn có khuôn mặt của John Lennon: ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn, nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.

Hắn chỉ có độc một bộ đồ, chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít. Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường. Hắn không bao giờ giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế. Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.

Hắn là một thằng thông minh, rất thông minh. Và cũng uyên bác, rất uyên bác. Tôi là người rất ngạo mạn, ít khen ai và cũng ít nể ai, luôn khinh khi những thằng tiến sĩ dỏm nhiều như quân Nguyên chạy đầy đường. Nhưng gặp hắn, quen hắn, biết hắn thì tôi phải khen ngợi hắn thật lòng. Hắn nói tiếng Anh như dân xuất thân từ Oxford , đúng giọng và ngữ điệu. Hắn vi vu tiếng Pháp giọng Paris và hơn thế nữa là dùng ngôn ngữ từ Sorbonne ra. Hắn nói tiếng Ý như mưa rào và tiếng Nga thì thôi rồi, nghe không khác gì Putin. Hắn cũng giỏi tiếng Hán, viết thư pháp như múa, đặc biệt là chữ thảo, đọc toàn sách cổ văn, đọc tiếng Đức ầm ầm như bão tố. Ngoài ra hắn còn giỏi tiếng Bồ Đào Nha, đọc kinh Phật bằng tiếng Pali và nói thông thuộc tiếng Khmer. Hay nhất là dù hắn có mười mấy năm ở nước ngoài, có bằng Tiến sĩ ở Nga nhưng lại nói tiếng Việt rất chuẩn, tròn vành rõ chữ và dùng từ thì không chê vào đâu được. Nói tóm lại, xét về mặt ngôn ngữ, hắn là thằng trùm thiên hạ.

Không biết chính xác hắn ở đâu. Lúc thì bảo ở quận tư, có khi lại ở quận tám. Tóm lại hắn là thằng giang hồ. Một thằng trí thức nhất trong những thằng trí thức đúng nghĩa của Việt Nam đang là kẻ không nhà. Hắn là thằng ma – cà - bông. Cứ khoảng chín giờ sáng là có mặt hắn ở quán cà phê, kêu li đen và ngồi rít thuốc liên tục. Bất cứ vấn đề gì hắn cũng có thể nói được, và nói rất sâu. Gặp những từ ngữ cần chính danh, hắn có thể lấy giải nhĩa từ nguyên chữ Hán và có khi từ chữ gốc của tiếng La tinh. Hắn có thể nói từ chuyện văn chương kim cổ cho đến những phát minh từ xưa đến nay của loài người. Hắn giảng về Socrate, Platon cho đến các triết gia cận đại. Hắn nói về Mác thì ai cũng ngóng cổ lên mà nghe bởi vì toàn những vần đề mà những ngài tuyên huấn cộng sản không bao giờ biết đến và phân tích nổi. Khi hắn phân tích cách mạng Trung Hoa, cách mạng Việt Nam, rồi tương lai của toàn thế giới thì mọi người há mỏ nghe không ngậm lại được, mặt ai cũng nghệch ra như ngỗng ỉa. Trong mọi cuộc bàn luận, hắn trở thành trung tâm. Khi chưa có mặt hắn ở khu vực này, tôi được mọi người phong cho là bách khoa toàn thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Qúy. Chuyện gì hắn cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu được làm lãnh đạo hắn có thể l à người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng, ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!

Theo những tin tức vỉa hè thì hồi mới về nước thì hắn cũng đi làm ở bộ ngoại giao. Là nhân viên của một cục, một vụ gì đấy. Nhưng vì hắn quá giỏi lại quá ngông, không chịu nghe theo những chỉ thị ngu xuẩn của lãnh đạo nên cuối cùng bị đẩy xuống làm anh chạy văn thư. Vì cảm thấy nhục, hắn cũng kiện tụng tùm lum mà chẳng đi đến đâu nên bỏ sở mà làm kẻ lang thang. Tôi nghĩ tánh khí ngang tàng không khuất phục chính là nguyên nhân bi kịch chối từ gia đình của hắn.

Cách đây mấy năm, tôi có người bạn Pháp, một chuyên gia sưu tầm cổ vật Đông phương sang Việt Nam mua được một chậu sứ Trung Hoa rất cổ, hình như là đời đầu Minh. Chậu sứ vẽ cảnh mục đồng chăn trâu men xanh rất đẹp. Nét vẽ uyển chuyển và tinh tế của một nghệ nhân bậc thầy. Ông bạn tôi mấy lần mang về Pháp đều bị chận lại vì hải quan không cho mang cổ vật ra khỏi nước. Chuyện đến tai hắn, hắn bảo sẽ mang đi được với điều kiện bạn tôi mua vé khứ hồi cho hắn kèm theo 1500 Euro cho hắn tiêu mấy ngày ở bên đó. Bạn tôi ok ngay. Và hắn mang đi được thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả. Dịp đó hắn đi hết mấy nước châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đ
ế
n ngay quầy bán hoa lan của Đà Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu ra, lấy chậu sứ thay vào. Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan. Hỏi hắn chưa bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?

Có lần tôi với hắn đi nghe một tay giáo sư người Mỹ nói chuyện văn chương, trong giờ giải lao, hắn bước đến nói chuyện với tay giáo sư đó. Chẳng biết nó nói những gì mà khi trở lại sân khấu để tiếp tục câu chuyện, tay giáo sư người Mỹ mời hắn lên ngồi chung và giới thiệu hắn với cử tọa bằng những lời rất trân trọng. Lần đó hắn bị công an văn hóa mời lên mấy lần để nói rõ mối quan hệ giữa hắn và tay người Mỹ. Hắn chỉ bảo là hắn không đồng tình một số ý của diển giả và người giáo sư nể hắn. Thế thôi. Bắt nó làm tường trình, nó bảo chẳng có đéo gì mà phải tường với trình, không tin thì cứ đi hỏi tay giáo sư người Mỹ chứ tại sao lại hỏi hắn. Cuối cùng huề, chẳng có chuyện gì mà ầm ĩ.

Hắn chưa bao giờ kể cho tôi nghe về mối quan hệ của hắn với phụ nữ. Thế mà có một lần, có một người đàn bà đẹp đến tìm hắn ở quán cà phê. Tôi ngỡ ngàng khi gặp người phụ nữ này, bởi vì cô ấy quá đẹp. Một sắc đẹp đài các, duyên dáng và rất trí thức. Một khuôn mặt mà thi ca và hội họa suốt đời ca tụng. Bữa đó không có mặt hắn ở quán và tôi tiếp chuyện với người đàn bà đẹp đó. Nàng tên là Bạch Huệ - hoa huệ trắng- cái tên nghe có vẻ hơi cải lương, nhưng cô gái đó nói chuyện rất thông minh và rất có trình độ. Nàng đi tìm hắn đã lâu rồi, và rồi không biết ai đó đã hướng dẫn nàng đến đây. Cô gái kể sơ cho tôi nghe về mối quan hệ giữa hắn và nàng. Yêu nhau từ ngày còn ở bên Nga, nàng là con gái rượu của đại sứ Vệt Nam ở đó. Một mối tình đẹp và môn đăng hộ đối. Hai người về Việt Nam và dự định khi ổn định cuộc sống sẽ làm lễ cưới. Nhưng rồi hắn chửi lãnh đạo, mất việc, bị bố nàng nói nặng nhẹ đụng chạm tự ái sao đó, hắn chửi ông bố vợ tương lai một trận ra trò và bảo các ngài chỉ là một lũ ngu rồi bỏ đi không dấu vết. Nàng đau khổ đi tìm. Vô vọng. Mò kim đáy bể. Cuối cùng nghe theo lời bố lấy chồng. Chồng nàng bây giờ là thứ trưởng một bộ rất quan trọng. Tôi bảo thế thì bây giờ cô còn tìm hắn làm gì, khi đã trở thành hai tầng lớp khác nhau, vị trí xã hội cũng đã không còn như xưa nữa. Cô ấy bảo là tìm để xem hắn sống ra sao, tìm lại hình ảnh mối tình xưa đã không còn nữa và quan trọng nhất là cô ấy vẫn còn yêu hắn.

Khi tôi kể lại cho hắn nghe cuộc gặp gỡ, hắn không nói gì chỉ lẩm bẩm chửi thề, chửi thề là thói quen của hắn, nên tôi không biết hắn đang chửi cái gì. Chửi số phận hay chửi mối tình của hắn. Sau đó hắn lầm lì mấy ngày rồi vắng mặt gần mười mấy hôm, cũng chẳng biết hắn đi đâu…..

Hắn xuất hiện trở lại chốn giang hồ với một cọc tiền khá lớn, hắn bảo hắn vừa lãnh tiền công viết luận án tiến sĩ cho một đồng chí lãnh đạo thành phố. Hắn nói đây là đồng tiền tanh hôi, đồng tiền đã làm lụn bại đất nước, nhưng nếu hắn không nhận làm thì thằng khác cũng làm, xã hội bây giờ thiếu gì thằng trí thức sẵn sàng làm thuê. Hắn gom mấy đứa trẻ bán báo, đánh giày, bán vé số lại. Thuê một chiếc xe mười lăm chỗ ngồi, chở hết mấy đứa trẻ vào thành phố, mua sắm áo quần, đồ chơi, sách vở. Lại còn cho mỗi đứa mấy trăm ngàn. Cả đám trẻ sung sướng. Còn hắn thì hả hê. Chưa bao giờ thấy khuôn mặt của hắn sướng đến như vậy. Mấy bà bán dạo quanh quán cà phê bảo hắn điên, hắn cười sảng khoái, gật gù: điên, đi
ê
n, đúng là điên.

Tối hôm đó hắn đi vào bar Mưa Rừng, vừa bước vào cửa, mấy gã bảo vệ nhìn bộ dạng của hắn, định ngăn không cho vào. Hắn rút ra mấy tờ bạc giúi vào tay chúng. Hai gã bảo vệ nghiêng mình, mở cửa. Hắn vào bàn, ngoắc một em phục vụ ăn mặc nóng bỏng lại, kêu cho l
y sữa tươi. Em cave nhìn hắn định cười khi dễ thì hắn đã rút hai tờ năm trăm nhét vào tay cô gái và bảo, em mua giúp anh ly sữa tươi. Dĩ nhiên là cô gái thực hiện ngay. Ai dại gì từ chối bán ly sữa tươi giá một triệu bạc bao giờ. Hắn uống một hơi hết ly sữa. Lại ngoắc em gái lần nữa và rút thêm một xấp tiền, bảo: vú em nhỏ quá, anh cho em chục triệu đi bơm vú to lên mà làm cho đời thêm tươi. Cô gái há hốc mồm không kịp nói gì thì hắn đã lẳng lặng rời ghế, đi về. Chuyện này được kể lại với nhiều tình tiết ly k hơn, kéo dài mấy tháng trong giới cave, sau này trở thành giai thoại, báo chí cũng có đăng. Mọi người kháo nhau hắn là t
phú đóng vai kẻ nghèo vì chán cảnh giàu sang nhung lụa. Bữa đó hắn đi bộ về, vừa đi vừa khóc, chẳng ai hiểu tại sao?

Hắn lại mất hút. Cả tháng rồi tôi không gặp hắn. Cho đến hôm qua, lúc trưa, tôi nhận được điện thoại của công an hỏi tôi có phải là người thân của hắn không? Tôi ừ. Đồng chí công an bảo phát hiện hắn đã chết đêm hôm qua, trong tay có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của tôi. Tôi chạy ngay đến đồn, họ chở tôi đến một căn nhà nhiều phòng ở một chung cư tại quận tư. Hắn nằm đó, khuôn mặt thanh thản và bình yên, trên môi phảng phất nụ cười. Chung quanh giường và tràn ngập căn phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng. Trên đầu giường có một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ. Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng, đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài hoa huệ trắng. Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai. Dòng sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ tôi hỏa tang thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.

Ba hôm sau, tôi nhận được mail của hắn. Nhìn thấy tên hắn là tên người gởi, tôi lạnh dọc sống lưng. Sao hắn chết ba hôm rồi, than xác hắn đã thành tro bụi rải xuống sông rồi. Sao lại còn có thư của hắn gởi.

Hắn viết:

“ Gởi anh.

Đã đến lúc tôi cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc đời này. Tôi không còn lí do để tồn tại nữa. Phải biết đúng lúc để rút lui là người khôn ngoan. Tôi đã làm tròn phận sự và tôi phải ra đi. Biết đâu ở thế giới khác sẽ vui hơn trần gian điên dại này? Xem như không có V.Huy ở cuộc đời này, quá khứ cũng như tương lai.

Anh ở lại hãy sống vui.
V.Huy

Tái bút: Tôi nhờ anh đến địa chỉ…lấy một số vật dụng của tôi và đốt tất cả giúp tôi. Đốt hết và đừng giữ lại gì. Cám ơn anh.

Anh đừng sợ hãi khi nhận được thư này. Tôi gởi thư theo chế độ hẹn. Tôi hẹn ba ngày sau khi tôi ra đi, máy mới gởi thư đi”

Tôi đến địa chỉ hắn đã ghi, người ta giao cho tôi một thùng to, vất vả lắm tôi mới chở được về nhà. Những gì trong đó làm tôi kinh ngạc đến sững sờ.

18 cuốn nhật k
ý hắn ghi từ lúc bảy tuổi cho đến trước ngày hắn chết một tuần lễ với nhiều suy nghĩ gây sửng sốt.

72 bản dịch những cuốn tiểu thuyết của nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới.

4 bản dịch sang tiếng Đức cuốn Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ các thiền sư đời Lý và cuốn Đoạn trường vô thanh.

3 tập phê bình và nhận định những sai lầm của chủ nghĩa Mác viết bằng tiếng Anh
.
2 cuốn nói về sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỉ 21 viết bằng tiếng Pháp
.
43 cuốn phân tích và phê bình về các tác giả Việt Nam từ thơ ca đến tiểu thuyết.

12 cuốn viết về các danh nhân văn hóa Trung Quốc và sự ảnh hưởng của họ.

5 cuốn dịch thơ Đường sang tiếng Việt
.
3 cuốn chép tay kinh Phật bằng tiếng Pali
.
1 cuốn dịch nhạc Trịnh Công Sơn sang tiếng Tây Ban Nha
.
8 tập thơ hắn viết từ hồi 15 tuổi cho đến năm ngoái, tức là cả năm nay hắn không còn làm thơ
.
1 cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoai giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”..với nhiều lời phê khen ngợi
.
Và nhiều bằng cấp giấy khen của nhiều trường học, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.

Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.

Tôi mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế k
.
Tôi không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “
 
Saigon 12g45 AM ngày 11.8.2010

DODUYNGOC

Friday, August 6, 2010

Cánh Hoa Thời Loạn

Cánh Hoa ThÝi Lo¡nNam Lộc
(tặng những người phụ nữ tôi kính mến)

Tôi bước vào chương trình Asia số 66, chủ đề “Cánh Hoa Thời Loạn” bằng những xúc động lớn lao, ngay trong giai đoạn chuẩn bị. Nhất là kể từ hôm một nữ khán giả trẻ, cô Tăng Thị Ngọc Lan tìm đến trung tâm Asia để trao lại cho tôi những lá thư viết từ chiến trường cùng một số hình ảnh của người anh trai, cố thiếu tá Tăng Ngọc Nhã, tiểu đoàn trưởng 487 Địa Phương Quân, người đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Bạc Liêu ngày 21 tháng Tư năm 1974.

Cả đêm hôm ấy tôi cứ trằn trọc mãi và không thể nào nhắm mắt nổi. Đầu óc cứ bị ám ảnh bởi tấm hình chụp ngày tang lễ của thiếu tá Nhã hơn 36 năm về trước với hình ảnh người góa phụ trẻ chưa đầy 20 tuổi, khuôn mặt buồn vời vợi, ôm đứa con gái vừa mở mắt chào đời, chưa kịp nhìn thấy mặt cha. Bên cạnh là nét mặt khổ đau, chịu đựng của bà mẹ già đang nuốt lệ để tiễn đứa con trai yêu quý vừa đền xong nợ nước! Chiếc quan tài phủ lá cờ vàng cùng hàng chữ “ghi ơn” mờ nhạt, im buồn như bóng dáng của người em gái rụt rè đứng ở phía sau. Thật là một hình ảnh tàn nhẫn của chiến tranh, nó đã làm tả tơi bao cánh hoa trong thời ly loạn. Chỉ một tấm ảnh đó thôi người ta đã nhìn thấy cả 3 thế hệ để tang!

Nhưng người lính nằm xuống trong cái “hòm gỗ cài hoa” được phủ cờ đó nghĩ gì? Chúng ta hãy đọc một đoạn của lá thư mà thiếu tá Nhã gởi về cho cô em gái lúc ông còn sống khi hay tin một người thân trong gia đình của ông vừa tử trận:

Kontum 14 tháng 3, 1968
Ngọc Lan em,

Anh rất lấy làm đau buồn khi nhận được tin anh Phương đã đền xong nợ nước...
Anh biết lúc này gia đình mình bị xúc động nhiều, em hãy thay anh khuyên nhủ ba má bớt sầu não, cầu nguyện cho linh hồn người đã ra đi, và hãnh diện cho gia đình mình, đã có người hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc...


Cánh Hoa ThÝi Lo¡n

Dồn dập những ngày sau đó, hàng trăm hình ảnh cùng nhiều lá thư đầy kỷ niệm với những nét chữ đã hoen nhòa vì nước mắt, kèm theo bao tài liệu lịch sử quý giá và sống thật, đã được khán thính giả lần lượt gởi đến cho trung tâm Asia, mà tôi là người được hân hạnh trao cho trách nhiệm thực hiện những video clips để giới thiệu trong chương trình! Nhưng làm sao mà chỉ trong một vài phút tôi có thể diễn tả hết được những trang sử trác tuyệt của thời chinh chiến, nhất lại là những mẩu chuyện liên quan đến sự chịu đựng, cùng gương hy sinh và Cánh Hoa ThÝi Lo¡nlòng quả cảm của những người phụ nữ Việt Nam thể hiện qua nhiều vai trò trong cuộc chiến dài nhất của lịch sử dân tộc. Vì thế tôi tự nhủ sau buổi thu hình mình sẽ phải viết và phải viết thật kỹ càng để ghi chép lại cho thế hệ mai sau biết được và hiểu được bao tấm gương hy sinh hào hùng của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng những “cánh hoa thời loạn”!

Thiếu úy Thái Kim Vân.

Tôi sẽ phải kể cho các con tôi nghe câu chuyện của nữ quân nhân Nguyễn Thị Kim Lang, người đã bị xử bắn vì chống đối chế độ Cộng Sản vào ngày rằm tháng 7 năm 1975 tại sân vận động Gò Công trong lúc chị đang mang thai đứa con đầu lòng trong bụng! Tôi cũng sẽ không thể không nhắc đến chiến công hiển hách của nữ trung sĩ Ngô Thị Hồng Phượng tại Sóc Trăng trong trận Tết Mậu Thân 1968.

Tôi sẽ phải nói đến hình ảnh can trường của nữ thiếu úy cảnh sát tên là Thái Kim Vân, người con gái độc thân, mới 22 tuổi đầu đã phải chịu lưu đầy trong các trại tù Việt Bắc, từ cải tạo cho đến hình sự với bản án chung thân khổ sai cũng chỉ vì chị đã hiên ngang và công khai lên tiếng tranh luận về những sai lầm của chủ nghĩa CS với các tên cai tù và cán bộ giảng huấn!

Thậm chí ngay khi vừa được thả ra sau gần 3 năm “học tập cải tạo”, thiếu úy Thái Kim Vân đã lập tức tham gia vào các hoạt động phục quốc, mà hậu quả là những trận đòn chí tử khi chị bị CS bắt lại. Người con gái tuy có trái tim gan dạ, nhưng với thân xác nhỏ bé, cô đã gục ngã trước những cuộc tra tấn dã man. Hậu quả của những tháng năm bị biệt giam trong thùng sắt, vừa đói, vừa lạnh khiến thiếu úy Thái Kim Vân bị lao phổi nặng. Nhưng CS đã không săn sóc hay chữa trị, mãi cho đến khi người nữ tù nhân can trường đang thoi thóp chết thì tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) mới biết đến và lên tiếng can thiệp mạnh mẽ, đồng thời với áp lực của nhiều cơ quan nhân đạo khác trên thế giới, CSVN đã phải trả tự do cho thiếu úy Thái Kim Vân sau hơn 18 năm giam giữ!

Cánh Hoa ThÝi Lo¡n

Gia đình thiếu úy Thái Kim Vân hiện nay ở HK.

Nhưng Trời Phật đã không phụ kẻ có lòng, trong lúc tả tơi vì bệnh hoạn, ai cũng sợ bị lây, không dám đến gần! Ngoại trừ người bạn tù, đại uý Nguyễn Thanh Nguyên, cựu SVSQ khoá 16 Võ Bị Đà Lạt, vì tội nghiệp nên thỉnh thoảng đem thức ăn và thuốc men đến chỗ cô bị biệt giam để thăm viếng và săn sóc. Rồi từ thương hại đến thương... yêu, sau gần hai mươi năm lao lý, Việt Cộng đã phải thả tất cả tù chính trị, họ thành hôn và được chính phủ Hoa Kỳ nhận định cư qua diện tỵ nạn đặc biệt, đợt Z-05. Thượng đế thật công bằng, ngài đã bù lại cho họ một đứa con gái thông minh, xinh xắn và giỏi giang. Cháu Tina Nguyễn năm nay mới 12 tuổi, nhưng đã là một học sinh xuất sắc nhất trường với những bằng khen từ tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, và còn là một nhạc sĩ nổi tiếng trong học khu nơi cháu đang sống hạnh phúc bên cha mẹ.

Cánh Hoa ThÝi Lo¡n

Hình mẹ & con cô Ngọc Di, August, 1975.

Thượng đế cũng không phụ lòng người “góa phụ ngây thơ”, nàng tên là Ngọc Di, 20 tuổi, mang bào thai 6 tháng Cánh Hoa ThÝi Lo¡nđược chồng vội vã đưa lên phi cơ để lánh nạn vào giờ phút lâm chung của thành phố Sàigòn. Cô con gái “di tản trong bụng mẹ” tên là Đan Vi giờ đã trở thành một bác sĩ nhãn khoa và cháu đã cùng người mẹ thủy chung, đồng thời cũng là vợ trung úy phi công Nguyễn Văn Lộc đi tìm xác chồng sau 33 năm biệt tín.

Bác sĩ Nguyễn Lộc Đan Vi, 2001.

Hai người phụ nữ, một mẹ, một con miệt mài trong nước mắt hơn 10 năm trời. Cho đến một ngày cuối tháng 10, 2008 mới tìm được nắm xương tàn của chàng phi công cảm tử cùng người bạn tù, trung úy phi hành Lê Văn Bé, cả hai đã bị CS bắn chết trong lúc rủ nhau vượt ngục. 33 năm sau vợ con mới chính thức đội khăn tang và đau xót nhặt từng mảnh di hài với những dòng lệ khô trên khoé mắt.

Ngày 3 tháng 11, 2008 mẹ con ngồi trên phi cơ ôm mỗi người một bình tro trở về Hoa Kỳ. Ngọc Di ôm xác chồng, cháu Đan Vi ôm bình tro chiến hữu của cha! Có người tò mò hỏi tại sao lại mang thêm di hài của người bạn tù vượt ngục? Ngọc Di trả lời “dạ tại khi còn sống nhà em vẫn thường nói, tâm nguyện của lính Không Quân là - không bỏ anh em, không bỏ bạn bè -”!

Và còn nhiều nữa, nhiều nữa, tôi sẽ phải viết một cách thật chi tiết về sự hy sinh vô bờ của những “nữ điệp viên” Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, của người biệt đội trưởng tình báo Thiên Nga, cùng bao thiên hùng sử và lòng quả cảm của những “Vì Sao Mùa Quốc Hận”!

Bác s) NguyÅn LÙc an Vi, 2001.

Hình mẹ & con cô Ngọc Di đang nhặt thi hài.


Có nhiều bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở VN vẫn thường thắc mắc hỏi: “Ai gây nên cảnh chiến tranh?”. Làm tôi chợt nhớ đến câu nói thật thà và bình dị của nữ ca sĩ Sơn Ca khi trả lời lý do tại sao cô lại thích hát những nhạc phẩm ca ngợi hoà bình, cô nói: “Cũng như những người dân miền Nam VN thời bấy giờ, Sơn Ca rất mong chờ hoà bình sớm trở lại trên quê hương...”! Tuy nhiên, cô đã không quên nhắc nhở mọi người rằng chiến tranh là do Cộng Sản Hà Nội chủ trương dùng vũ khí để xâm chiếm hầu áp đặt thể chế Cộng Sản trên toàn đất nước. Còn quân dân miền Nam VN chỉ luôn luôn ở thế tự vệ và lúc nào cũng yêu chuộng hoà bình!

Cánh Hoa ThÝi Lo¡n

"Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”!

Nhưng đã 35 năm qua, “hoà bình” đã đến trên quê hương ta, vậy tại sao những người phụ nữ VN vẫn khổ? Hàng ngàn, hàng vạn những “cánh hoa thời...bình” giờ phải hy sinh thân xác làm cô dâu bất đắc dĩ ở Đài Loan hay Hàn Quốc để nuôi sống gia đình. Bao trẻ thơ bị bán đi làm nô lệ tình dục, và “nỗi buồn chiến tranh” vẫn đè nặng xuống thân phận của người dân miền Nam. Các bạn trẻ ở trong nước hãy tìm đọc tập truyện cùng tên (Nỗi Buồn Chiến Tranh) của nhà văn cùng chế độ, Bảo Ninh. Ông viết: “Họ, những người chiến bại cùng giòng máu ấy - sau khi tiếng ồn ào của những cuộc xung sát đã im bặt - tiếp tục hứng chịu khổ nạn: khổ nạn hòa bình. Người lành lặn thoát chết thì đi ở tù, người tàn tật thì, cho đến bây giờ, 35 năm sau, vẫn còn là những công dân…không-có-hạng trên đất nước của mình! Và những người đã chết phải chết thêm một lần nữa! Kể cả những bức tượng!

Cánh Hoa ThÝi Lo¡n

Biệt đội tình báo Thiên Nga.

Sau chiến tranh, người chiến thắng vẫn tiếp tục tiến hành một cuộc chiến khác: cuộc chiến chống những người chiến bại... Đến bao giờ?!!!”
NAM LỘC (Tháng 8, 2010)

Thursday, August 5, 2010


Ông Ba Đau Khổ



Con chó Lucky nuốt miếng thịt bò kêu ực một tiếng, chẳng cần qua " thời kỳ quá độ " nhai, xong đưa mắt hau háu nhìn ông Ba, chờ ông đưa miếng khác. Ngay cả khi sắp nuốt nó cũng nhìn ông như muốn nhắc nhở ông đừng quên nhiệm vụ.
Không hiểu sao con chó này ăn nhiều như vậy. Suốt đời nó hình như chẳng có cái khoái nào khác hơn là ăn. Nếu con người ta ở Mỹ mà chỉ có mỗi cái khoái ăn như nó thì thật là hạnh phúc. Nhưng ở Việt Nam không phải như vậy đâu nghe! Nghĩ đến đây, ông Ba định đưa thêm cho nó một miếng thịt, bỗng bỏ tay xuống, làm con chó nhép nhép miệng nhìn ông một cách bực mình. Mặc kệ nó. Ông chiều ý con bé Lai săn sóc con chó, chớ chẳng ưa con chó chút nào cả. Ông nghĩ đến con Bích La, con chó mà ông xem như một người thân, nhưng không thể đem nó đi theo được.
Ông Ba còn có tên là Ông Ba Đau Khổ vì vẻ mặt ông lúc nào cũng đăm chiêu, nhăn nhó, dù ông rất hiền và dễ tánh. Sau khi vợ con đều chết vì một trái đạn pháo kích của "giải phóng" rớt trúng nhà, ông sống cô độc một mình trong cái chòi nhỏ ở Gò Vấp bằng nghề đạp xích lô.
Gần ngày 30 tháng 4 năm 1975 ông nghe lời người ta, bán chiếc xích lô. "Rồi đây không ai làm tôi mọi cho ai cả. Ai là người ngồi phè phỡn trên xe để người kia đổ mồ hôi ra đạp. Vả lại với khoa học kỹ thuật tiên tiến, ai dùng loại vận chuyển thô sơ này nữa". Các người lạ từ đâu thỉnh thoảng ghé vào xóm rỉ tai như vậy. Ông không ưa gì những người này, nhưng ông nghĩ mình phải theo thời, không lẽ nhà nước tương lai cấp cho mỗi người dân một cái ô-tô con mà ông lại giữ chiéc xích lô.
Nhưng sau ngày "giải phóng", cũng như phần lớn những người dân trong xóm, ông càng ngày càng nghèo đi, phải kiếm sống bửa đói bửa no bằng cách làm các việc lặt vặt cho những gia đình lân cận. Có thể nói ông là người nghèo nhất Việt Nam, nghèo hơn cả những người ăn xin vì những người này có tiền đánh chén sau một ngày lao động không vinh quang chút nào cả, bằng cách ngửa tay trên các vỉa hè, còn ông thì không chịu đi ăn xin.
Việc nhậu nhẹt là việc ông ít khi mơ tưởng đến cho đến một hôm xin được một con chó nhỏ. Ông định nuôi con chó này làm bạn qua ngày, đợi đến khi nó đủ da đủ thịt làm một bửa nhậu trả lễ cho những kẻ từng đãi ông ăn. Thật ra ông có thể nuôi con gà, con vịt để trả lễ, nhưng xóm ông ở là xóm có " truyền thống " ăn thịt chó, nên ông muốn chiều ý họ. Họ nói thịt chó ăn mát, có nhiều vị thuốc, lại "bắt" rượu. Ông nghĩ con chó này chắc cũng phải tốn một lượng ba-xi-đế đến ba lít, nên ông đặt tên nó là Ba Lích. Sau đó theo lời Năm Xuân, kẻ hay chữ nhất trong xóm, ông sửa lại tên con chó thành Bích La, nói lái hai chữ Ba Lích.
Chỉ trong vòng mấy tháng Bích La đã có da có thịt thấy rõ. Không biết nó lấy da thịt này ở đâu ra vì ông cũng chẳng có gì để bỏ vào miệng cho tạm đầy bụng, nói gì đến việc cho chó ăn. Con chó càng lớn trông càng dễ thương. Nó làm đủ trò khiến ông Ba rất vui. Tối lại nó trèo cả lên giường. gát đầu vào chân ông ngủ. Có ai đến lớn tiếng với ông, nó gầm gừ với người đó như sẳn sàng chết để bênh vực ông. Vậy nên mỗi lần nghĩ đến việc định nuôi nó để ăn thịt, ông thấy mình tàn nhẫn quá và càng thương nó hơn.
Một hôm Bích La vắng nhà nguyên hai ngày. Khi về nó "dắt" theo một con bé chừng 7 tuổi, da trắng tóc vàng mắt xanh, mặt mày nhem nhuốc, áo quần lôi thôi. Con bé theo con chó vào nhà và nhìn ông ăn cơm. Ông nhường phần cơm vô cùng đạm bạc lại cho con bé. Ăn xong nó ngủ một giấc đến chiều. Chạng vạng tối con bé đi ra ngoài, nửa giờ sau trở về bày lên chiếc giường tre đủ thứ đồ ăn như bánh mì, khoai , chuối... Ông hỏi nó lấy các thứ này ở đâu ra. Con bé nói nó xin của mấy ông ăn xin. Ông la và đuổi nó đi, nhưng hôm sau nó lại làm y như cũ. Ông mặc kệ, coi con bé như một con chó thứ nhì. Ông sửa soạn cho con bé một chỗ ngủ cạnh ông. Tối tối nó ôm con chó ngủ. Ông không hề thắc mắc nó là con ai, từ đâu đến, tại sao con chó lại gặp con bé và "dắt" nó về. Ông chỉ biết nó là "tàn dư của đế quốc Mỹ", một đứa con lai.
Trước kia ông đi xích lô, gặp mấy anh "đế quốc" này, cũng có anh ba trợn thật, nhưng phần đông đều tử tế, thường cho ông thêm tiền; chớ không như mấy anh "giải phóng", hay đi xe chùa, nói là đi công tác. Bây giờ mình có nuôi con nhỏ lai này cũng là để trả ơn, biết đâu một trong những anh "đế quốc" cho thêm tiền mình là cha con bé này. Ông nghĩ vậy và đem mấy người chứng ra phường nhận con bé làm con nuôi. Ông sắm cho nó một khay thuốc lá và kẹo bánh để nó mang đi bán rong.
Bé Lai càng ngày càng lớn, ngoan và xinh. Lúc bấy giờ là khoảng thời gian có chương trình con lai được đi định cư tại Mỹ. Người ta đổ xô đi tìm con lai, đi mua con lai. Người ta giữ con lai như giữ của gia bảo, có khi chúng bị nhốt như nhốt tù. Có nhiều người đến gạ gẩm ông Ba bán bé Lai cho họ. Họ nói họ có nhiều cách "sang tên" và chịu trả những món tiền mà ông Ba không bao giờ dám mơ ước đến, lại đem những quần áo đẹp và đủ thứ quà cáp đến dụ bé Lai, nhưng cả ông Ba và bé Lai đều không chịu. Hai người đã quen sống với nhau, xem nhau như ruột thịt rồi. Vả lại, bộ ông không biết đi Mỹ sao?! Những ngươì mua bé Lai không được, đâm ra cáu. Có người nói càn:
- Ông đã trên 70 rồi, ai mà cho ông đi. Ông qua bên đó báo đời Mỹ hả!
Có người lại rất bất lịch sự:
- Ông Ba Đau Khổ ơi, ông đi Mỹ uổng quá! Để dành cho người khác.
Ông Ba giận lắm và càng quyết chí đi Mỹ. Ông phải làm một cuộc đổi đời cho chính mình. Sống trong bất cứ chế độ nào, thực dân, quốc gia, xã hội chủ nghĩa, ông đều thuộc loại mạt rệp. Mấy thằng cha thuộc loại như ông, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có người được ngồi bàn giấy dù không biết chữ, làm ông này ông nọ, có người làm lớn cho đến ngày nay, cũng có người chỉ làm vài tháng rồi nằm nhà chưởi: " Tổ cha tụi xét lại! Bác Hồ còn sống, đâu có thế này". Nhưng dù sao họ cũng đã có ít nhiều danh phận; riêng ông vẫn là Ông Ba Đau Khổ. Ông thấy chỉ có nước Mỹ mới có thể thay đổi phần đời còn lại của mình, dù là một phần đời ngắn ngủi. Ông càng quyết tâm đi Mỹ hơn khi Nam Sún từ Mỹ về thăm quê hương. Chỉ mới cách đây hai năm anh ta còn thuộc loại cùng khổ trong xóm này; hôm nay từ Mỹ trở về, Năm Sún đã trở thành một Việt Kiều hết sún và hết hom hem. Anh ta đi thăm khắp xóm với bộ đồ ngắn rất xuề xòa, nhưng càng xuề xoà trông anh ta càng giống Việt Kiều. Sau đó Năm Sún ngả nguyên một con bò đãi chòm xóm. Vai mang máy ảnh, tay cầm chai nước lọc, lưng thắt túi Viêt Kiều, Năm Sún đi tới đi lui, chỉ huy người này xào món này, người kia nấu món nọ trong những cái chảo lớn, trông thật oai. Dù đã 40 tuổi, nhưng Năm Sún cũng được mấy cô 17,18 nhìn với cặp mắt ái mộ và đắm đuối. Nhưng anh ta đâu thèm để mắt đến họ. Anh ta về thăm xóm cùng với một cô rất trẻ đẹp, má phấn môi son, mà anh ta mới vừa quen ở thành phố Hồ Chí Minh. Oai hơn nữa, Năm Sún được phường mời dự họp về đầu tư, ngồi ngất ngưỡng bên cạnh ông chủ tịch. Nghe nói bên Mỹ Năm Sún giàu lắm, làm chủ đến . . . hằng mấy chục siêu thị!
Sau khi quyết chí đi Mỹ, ông Ba tìm Hai Nuôi. Hai Nuôi là luật sư vườn nhưng rất có khã năng, nhất là khã năng làm giấy tờ giả và lo lót. Với một củ khoai lan hay bằng cách vẽ trên giấy quay roneo, Hai Nuôi có thể làm bất cứ khuôn dấu nào. Về việc lo lót, Hai Nuôi thường khoe:
- Chỉ có tội chính trị là tôi không lo được mà thôi, còn tất cả các tội khác tôi đều lo được. Làm chính trị là làm mất nguyên cả cái mạng, cả nồi cơm của mấy chả, làm sao lo được.
Đặc biệt trong dịch vụ làm hồ sơ con lai, ai không có tiền trả công, Hai Nuôi cho thiếu chịu, khi qua đến Mỹ gởi về trả. Không có ai gạt anh ta cả, có khi còn trả gấp đôi, gấp ba.
Hai Nuôi đã "đầu tư" trong lãnh vực này và đã làm được một ngôi nhà khang trang.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ của bé Lai, Hai Nuôi suy nghĩ một lát rồi nói:
- Ông nói bé Lai theo con chó về nhà ông rồi ông nuôi nó cho đến hôm nay? Nghe cứ như là bé Lai từ dưới đất chui lên ở với ông. Mẹ nó đâu, sao không đi tìm nó?Tình ngay, lý gian. Việc như vậy không mấy thuyết phục nhân viên phỏng vấn đâu.
Ngừng một lát, Hai Nuôi nói nhỏ:
-Tôi sẽ làm cho nó một giấy khai sinh. Mẹ ruột nó là con ông. Ông là ông ngoại nó. Mẹ nó đã chết, nên ông là người thân gần nhất.
Ông Ba nói:
-Tôi ít chữ nghĩa. Trăm sự nhờ anh. Về tiền nong, anh cho tôi nợ. . .
-Chuyện nhỏ.
Vậy là mấy tháng sau ông Ba và con bé Lai đậu phỏng vấn. Mọi cái liên quan đến việc ra đi đều được giải quyết xong xuôi, chỉ có vấn đề con Bích La. Ông không biết nên để con Bích La lại cho ai. Xóm này toàn là dân nhậu. Họ nhậu đủ loại thịt như thịt rắn, thịt chuột, có khi cả thịt bọ cạp và những con vật kỳ lạ khác. Họ nói chỉ trừ con bù-lon là họ không ăn mà thôi. Để con Bích La lại cho họ cũng như tuyên án tử hình nó. Chưa chi mà họ đã đề nghị:
- Ông Ba Đau Khổ này! Ông muốn đem con chó đi hả ! Dễ ợt! Ông giết thịt nó đãi chòm xóm, rồi lấy bộ lông và cái đầu nhồi bông gòn đem đi.
Con bé Lai nghe nói vậy ôm con chó khóc nức nở, nói không muốn đi Mỹ nữa. Ông suy nghĩ nát óc mà cũng không biết giải quyết vấn đề con chó như thế nào. Cuối cùng có người đến hứa nuôi con chó cho đến khi nó chết già, nhưng xin ông mỗi tháng gởi 30 đô cấp dưỡng cho con chó. Ông bằng lòng.
Sau khi giao con chó, ông và bé Lai bùi ngùi lên đường đi Mỹ. Họ ra đi mà lòng buồn rười rượi vì nhớ đến con chó, "thân nhân" duy nhất của họ còn ở lại.
Ông và bé Lai qua Phi-Líp-Bin ở tám tháng rồi lên đường đi Mỹ. Người ta đưa ông và bé Lai vào ngồi hẳn trong chiếc Boeing 747 rồi mà ông vẫn còn tưởng đang ở trong phòng đợi. Ông cứ tưởng lên máy bay là phải ra ngoài bãi đậu, leo lên cầu thang rồi chui vào. Ông không ngờ lên máy bay khỏe re như vậy. Bắt đầu từ đây ông gặp toàn những chuyện mới lạ, khó hiểu, chẳng thích hợp với ông chút nào cả.
Thế là ông và bé Lai đã thực sự được định cư tại Mỹ. Thấm thoát hai người đã ở đây ba năm rồi. Ông được lãnh tiền già; Bé Lai được hưởng trợ cấp và đi học. Hằng tháng ông gởi cho con chó Bích La 30 đô, có khi hơn. Mới đây ông nhận được những bức hình chụp Bích La có thắt nơ ở cổ, trông rất lạ và dễ thương. Tuần vừa rồi ông rất vui và cảm động nhận được tấm hình chụp Bích La có ghi mấy chữ: "Ông Ba và chị Lai thân yêu. Bích La nhớ hai người lắm!".
Bé Lai nay đã là một cô gái mang tên Cindy. Theo giấy tờ, ông là ông ngoại của nó, nhưng nó vẫn gọi ông là "Daddy". Trong thời gian hai năm đầu ở Mỹ Cindy rất ngoan. Nó nói nó nhớ con chó Bích La, ước gì có Bích La ở đây để ăn đồ Mỹ. Nó nói nó nhớ hàng xóm, chỉ muốn về ở hẳn Việt Nam. Nhưng sau đó nó bỗng nhiên trở chứng như đi học thất thường, có nhiều bạn bè, có khi đi chơi suốt đêm. Bạn bè nó tới nhà gặp ông giống như gặp cái cột nhà, chẳng thèm chào hỏi gì cả. Ông nói việc này với Cindy, nó nhún vai, cười khẩy:
- Đa-đì ơi! Mỹ chớ đâu phải Việt Nam. Con cũng đâu có chào hỏi ai.
Ông nói:
- Thôi cũng được, nhưng con gái đi chơi nhiều không hay đâu. Rủi có chuyện gì. . .
- Làm sao có chuyện gì được. Trường con có cắt nghĩa và bày nhiều cách lắm...
Nó lại nhún vai và cười khẩy. Tuy rất thương nó, nhưng ông cũng bực mình, chỉ muốn mắng nó một trận. Ông nghe nói đa số con lai qua Mỹ khá nết na và thành công, không hiểu theo cái đà này, tương lai Cindy sẽ ra sao. Ông luyến tiếc những ngày đã qua. Còn đâu nữa con bé Lai mặt mày nhem nhuốt ôm con chó Bích La ngủ; còn đâu nữa những buổi chiều bé Lai trở về nhà, bày những thức ăn trên bàn mời ông; còn đâu nữa những tiếng "Dạ, thưa" mỗi khi ông nói chuyện với nó. Ông ước gì nó cứ trẻ con mãi như trước đây.
Cindy vẫn thích chó. Một hôm nó mang đâu về một con chó. Tối lại nó nằm ôm con chó ngủ, trông thật chướng mắt vì con chó to quá. Sáng hôm sau Cindy nói với ông Ba:
-Đây là con Lắc-Kỳ. Đa-đì nhớ đây là Lắc-Kỳ, chớ không phải Bích La đâu. Nó ăn nhiều và ăn sang lắm.
Cindy lấy trong cặp ra đủ thứ đồ ăn dành cho chó và bảo ông lần sau nhớ mua những thứ này.
Ông Ba không thích con chó này vì nó "hách" quá. Nó cứ làm như ông đi ở cho nó. Ông chưa kịp đưa đồ ăn, nó đã nhúc nhích cái miệng như càu nhàu. Ông lỡ tay làm rớt đồ ăn, nó hất hất cái mõm và nheo nheo hai mắt giống như chê ông vụng về. Nhưng ông đành phải chiều ý nó, nghĩa là chiều ý Cindy. Tại xứ Mỹ này ông chẳng còn người thân thích nào ngoài Cindy. Nếu nó bực mình... xin đi, chắc ông phải vào viện dưỡng lão, chớ còn biết ở đâu bây giờ. Nghĩ đến đây ông vội lấy lòng con chó bằng cách đưa cho nó một miếng thịt lớn, xong gọi với vào nhà trong:
- Xin-Đi ơi, con chó no rồi. Bây giờ tắm cho nó được không?
Cindy cằn nhằn:
- Con đã nói nhiều lần rồi. Đừng có gọi là Xin-Đi, nghe giống như nói giỡn. Gọi là Xin-Đì. Tiếng Mỹ cũng có . . . dấu mà!
- Vậy... vậy tao gọi con chó là Lắc cái gì, quên mất rồi ?
- Lắc-Kỳ.
Ông ba lẩm bẩm:
- Lắc. . . Gì Xin Đi, à Lắc-Kỳ Xin-Đì. Khó nhớ thiệt! Thôi, mầy coi con Lắc... Lắc -Kỳ để tao đi gởi tiền về cho con Bích-La.
- Bây giờ mà Đa-đì còn gởi tiền cho nó sao? Thật là chuyện ruồi bu.
*
Ông Ba thở hổn hển leo lên con dốc trên đường Alpine và đi về phía phố Tàu. Khi đến đường Broadway ông gặp nhiều người cùng ở chung cư với ông, phần nhiều là người Tàu. Ông định chào họ và họ cũng định chào ông, nhưng rồi hai bên đều ngó lơ đi nơi khác. Thật ra họ cũng muốn chào ông một cái cho phải phép vì là chỗ láng giềng; nhưng thấy mặt ông có vẻ khó đăm đăm như không muốn giao thiệp với ai cả, nên họ lờ đi. Phần ông, khi nhìn thấy họ, ông cũng muốn chào, nhưng chỉ sợ họ không chào lại. Ông định băng qua đường, nhưng giật thót mình vì nghe có tiếng gọi:
- Ông Ba Đau Khổ ! Ông Ba Đau Khổ !
Thật là lạ! Đây là lần đầu tiên sau khi bước chân dến Mỹ, ông nghe có người gọi mình như vậy. Ông dừng bước nhìn quanh. Một người đàn ông đang đứng trên lề đường tươi cười nhìn ông. Ông mừng rỡ kêu lên:
- Năm Xuân! Qua đây hồi nào vậy?
- Cả năm rồi.
- Xóm mình có ai qua nữa không?
- Chẳng ai cả.
- Bà con cũng bình yên hết chớ?
- Bình yên.
- Con Bích La của tôi khoẻ không?
- Bích La nào?
- Thì con chó của tôi gởi cho Sáu Liệt đó.
- Tôi nhớ ra rồi. Bộ ông không biết sao? Ông đi chừng hai ngày thì nó biến đâu mất. Nghe nói nó chạy rông, bị mấy thằng võ trang của phường bắn làm thịt.
Ông Ba nghe Năm Xuân nói như nghe tin có thêm một trái đạn pháo kích nữa của "giải phóng" rớt trúng nhà ông.
BỒ TÙNG MA